Các lưu ý cho việc setup bếp nhà hàng
- Inox Vĩnh Hoàng
- 16 thg 1, 2022
- 3 phút đọc
Kinh doanh quán ăn hay kinh doanh nhà hàng chắc chắn bạn cần có một căn bếp thật thuận tiện và khóa học để có thể chế biến ra nhiều các món ăn chất lượng. chính vì thế mà việc setup bếp cho nhà hàng là điều hết sức quan trọng và cần thiết. Cùng tìm hiểu về cách setup bếp nhà hàng một cách khoa học nhất trong bài viết sau.
Tại sao cần phải setup bếp nhà hàng khoa học?
- Nhìn vào cách sắp xếp bếp, thực khách hay đầu bếp sẽ thấy được nét thẩm mỹ tư duy của chủ nhà hàng khi tạo được không gian thoải mái, hợp lí cho việc nấu ăn.
- Hơn thế nữa trong mỗi căn bếp lớn có rất nhiều các vật dụng nấu ăn nên phải thiết kế sao cho tiết kiệm diện tích, tạo cảm giác thông thoáng cho đầu bếp nhất là trong những nhà hàng diện tích nấu ăn khiêm tốn.
Các khu vực chuyên dụng cho nhà hàng.
Tùy vào nhà hàng nấu món Á hay món Âu mà sẽ có cách thiết kế riêng, nhưng để hệ thống hoạt động trơn tru cần có những khu vực sau.
- Khu bảo quản: nhằm giúp thực phẩm đầu vào luôn tưới sống thì cần hệ thống bảo quản lạnh đủ công suất.
-Khu sơ chế: thường đặt cạnh khu bảo quản , tại đây sẽ được bố trí nhiều vòi nước, chậu rửa, dao đĩa, thớt,…
-Bếp nấu: tùy vào loại đồ ăn nấu mà sử dụng bếp Á, bếp Âu, bếp chiên, xào , nhúng có thể cần thêm bộ giữ nhiệt. Nguồn nhiệt là gas, điện , từ,... ( nên ưu tiên sử dụng nguông nhiệt an toàn, phù hợp với nhà hàng)
-Khu vực bày thức ăn: là nơi tiếp nhận thành quả nên khu vực này cần trang trí đẹp mắt hơn có tủ chứa nhiều khay đựng bát đĩa cho tiện bề sử dụng.
- Hệ thống hút mùi thông gió: nhằm đem lại không gian thoáng khí, đảm bảo chất lượng đồ ăn cũng như môi trường làm việc của nhân viên thì hệ thống thông gió rất cần thiết , hệ thống thông gió cần có công suất 6-10 lần không khí trong 1 giờ tại khu bếp của bạn.
Các dụng cụ cần cho nhà hàng nấu đồ Âu.
Những món ăn phương Tây đã không còn xa lạ với người Việt trong những năm gần đây. Nổi bật bởi sự ngon miệng, trang trí đẹp mắt mà các nhà hàng Âu mọc nên ngày 1 nhiều. Trong một căn bếp Âu cần:
-Các dòng bếp chiên nhúng: Để chế biến những món rán như đùi gà chiên, khoai tây lốc xoáy,... các dòng bếp này luôn là sự lựa chọn hoàn hảo cho việc chiên an toàn với số lượng lớn, thức ăn vàng hơn, giòn hơn mà vẫn giữ được nguyên vị đậm đà. Bếp được thiết kế phục vụ việc vệ sinh, gồm rổ đơn và rổ đôi.
-Bếp rán thiết kế mặt phẳng: Chuyên phục vụ những món ốp la, bít tết, ... nhằm bám ít dầu mỡ hơn, giúp thức ăn tươi ngon
-Bếp nướng than đá nhân tạo: Đây là loại bếp dùng nhiệt từ loại đá nhân tạo hoặc lửa gas để nấu chín thức ăn. Các món nướng khi bưng lên sẽ đảm bảo vị tươi ngon và mang theo hương vị đặc trưng.
- Bếp Âu có lò nướng: là loại bếp mà bất cứ nhà hàng Âu nào cũng phải có. Bếp có thiết kế tiết kiệm và tiện nghi, bên trên là bếp Âu có nhiều họng phục vụ một lúc nấu nhiều món còn bên dưới được thiết kế thêm lò nướng phục vụ những món nhừ, hầm.
Cách setup bếp nhà hàng khoa học nhất hiện nay.
Sắp xếp theo kiểu dây chuyền.
Các bộ phận được sắp xếp nối tiếp nhau, hoạt động này nối tiếp hoạt động kia tạo nên sự thuận tiện cho đầu bếp khi nấu ăn
-Ưu điểm của hệ thống là hiệu suất nấu ăn nhanh chóng, rút ngắn thời gian vận chuyển.
-Nhược điểm là tốn diện tích.
Setup kiểu xoắn ốc.
Là kiểu sắp xếp những bếp công suất lớn đặt ở chính giữa như bếp hầm, lò nướng,... Và các bộ phận khác sẽ được sắp xếp phù hợp xung quanh phần chính.
-Ưu điểm: Đầu bếp có thể bao quát khu bếp tạo không gian mở , tiết kiệm diện tích.
-Nhược điểm : Hạn chế số người nấu nướng, luôn có cảm giác chật hơn so với kiểu dây chuyền
Setup kiểu phân khu cho từng bộ phận.
Đây là phương thức được ưa chuộng bởi tính thuận tiện cho việc lấy nguyên liệu cho các khu khác, với thiết kế này các bộ phận sẽ tách biệt và hoạt động độc lập phân chia theo khu dọc để đảm bảo lưu thông
Comments