Tìm hiểu cách thiết kế bếp ăn công nghiệp
- Inox Vĩnh Hoàng
- 16 thg 1, 2022
- 3 phút đọc
Đã cập nhật: 29 thg 1, 2022
Khu bếp công nghiệp là một khu bếp khu vực sơ chế và nấu nướng thức ăn tại các nhà hàng, quán ăn hoặc trong các nhà máy sản xuất, các công ty văn phòng quy mô từ 20 người trở lên. Chính vì thế để thiết kế được một khu bếp ăn công nghiệp đạt chuẩn và hiệu quả đòi hỏi rất nhiều các yêu cầu khác nhau. Trong bài viết này chúng ta cùng tìm hiểu về cách thiết kế một căn bếp ăn công nghiệp nhé
Quy định về bếp ăn công nghiệp
Theo Điều 2 Luật an toàn thực phẩm 2010 định nghĩa: "Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống là cơ sở chế biến thức ăn bao gồm cửa hàng, quầy hàng kinh doanh thức ăn ngay, thực phẩm chín, nhà hàng ăn uống, cơ sở chế biến suất ăn sẵn, căng-tin và bếp ăn tập thể."
Như vậy nếu doanh nghiệp có bếp ăn tập thể thì vẫn phải đảm bảo các điều kiện về an toàn thực phẩm theo Nghị định 155/2018/NĐ-CP:
- Tuân thủ các quy định tại Điều 28, 29 và Điều 30 Luật an toàn thực phẩm và các yêu cầu cụ thể sau:
+ Thực hiện kiểm thực ba bước và lưu mẫu thức ăn theo hướng dẫn của Bộ Y tế;
+ Thiết bị, phương tiện vận chuyển, bảo quản thực phẩm phải bảo đảm vệ sinh và không gây ô nhiễm cho thực phẩm.
- Người trực tiếp chế biến thức ăn phải được tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm và được chủ cơ sở xác nhận và không bị mắc các bệnh tả, lỵ, thương hàn, viêm gan A, E, viêm da nhiễm trùng, lao phổi, tiêu chảy cấp khi đang sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
Ngoài ra tại Điều 12 Nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định.
Cơ sở không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
"1. Các cơ sở sau đây không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm:
...
h) Bếp ăn tập thể không có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm;
...
2. Các cơ sở quy định tại khoản 1 Điều này phải tuân thủ các yêu cầu về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tương ứng."
=> Như vậy, theo quy định thì bếp ăn tập thể (căn tin) của doanh nghiệp (không đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm) không phải xin giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP nhưng phải đảm bảo các điều kiện của cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống theo đúng quy định tại Điều 5 Nghị định 155/2018/NĐ-CP nêu trên.
Các cách thiết kế bếp ăn công nghiệp
Bếp ăn công nghiệp kiểu trung tâm
Theo kiểu bố trí này các loại bếp công nghiệp dùng để đun nấu như: bếp chiên, bếp nấu, bếp nướng, bếp á, bếp âu sẽ được bố trí đặt giữa nhà bếp, các thiết bị khác sẽ được đặt theo vách tường theo đúng thứ tự tạo dòng lưu thông vòng tròn.
Ưu điểm của cách bố trí này giúp dễ dàng kiểm soát thuận tiện việc vệ sinh lau chùi nhà bếp tiết kiệm thao tác và thời gian trong nấu nướng
Bố trí bếp công nghiệp theo kiểu khu vực
Nhà bếp được thiết kế với các thiết bị chính nằm dọc theo các vách tường tận dụng tối đa không gian nấu. Thiết bị được sắp xếp theo các thứ tự các khu vực từ khu nhận hàng, khu sơ chế khu bếp nấu, khu ra thức ăn và khu rửa chén
Xem chi tiết: https://vinhhoangltd.vn/bep-an-cong-nghiep
Comments